Ý nghĩ của lễ ăn hỏi trong truyền thống người Việt 2024

Lỗi dữ liệu chưa cập nhật ...

Theo truyền thống của người Việt Nam thì một đôi uyên ương trước khi trở thành vợ chồng thì cần trải qua rất nhiều nghi lễ khác nhau như: từ nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, đến thỉnh kỳ (lễ hỏi), thân nghinh (lễ cưới),… Thông thường thì chúng ta sẽ thấy có hai lễ phổ biến nhất là lễ hỏi và lễ cưới. Trong bài viết ngày hôm nay thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa của lễ ăn hỏi các bạn nhé!

Ý nghĩa của lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi có thể nói là một trong những nghi lễ quan trọng nhất. Vì đây chính là nghi thức thể hiện sự chu đáo của bên gia đình nhà trai khi mang lễ vật sang nhà gái để hỏi cưới. Đây chính là cơ hội để hai bên gia đình có thể gặp mặt nhau thể hiện thành ý. Và khẳng định một lần nữa là cả hai bên gia đình đều đồng ý về cuộc hôn nhân này. 

Ý nghĩ của lễ ăn hỏi trong truyền thống người Việt 2024

Lễ ăn hỏi có thể nói là một trong những nghi lễ quan trọng

Điều thứ hai mà nghi thứ này thể hiện đó chính là con cháu trong nhà muốn báo cáo với tổ tiên và người thân của hai bên gia đình là gia đình sắp có thêm thành viên mới. Tuy không hiện hữu nhưng tổ tiên cũng nắm giữ và quan sát các công việc hàng ngày của con cháu. Thông qua các lễ vật của nhà trai mang đến nhà gái trong lễ ăn hỏi. Nhà gái sẽ dâng lên bàn thờ gia tiên và thắp hương, kính lễ.

Lễ ăn hỏi được tổ chức một cách chu đáo. Cũng là cách để chúng ta nhìn thấy được thành ý và sự tôn trọng của nhà trai với nhà gái và người con dâu tương lai. Và lễ vật cũng được coi là sự đóng góp, giúp đỡ nhà gái trong việc tổ chức, chuẩn bị cho đám cưới.

Quy trình lễ ăn hỏi truyền thống của người Việt

Sau các bước chuẩn bị, đến ngày tốt đã định. Nhà trai sẽ mang lễ vật đến làm lễ hỏi tại nhà gái. Tuy mỗi vùng miền có sự khác nhau nhưng nhìn chung. Quy trình của lễ ăn hỏi chuẩn gồm 7 bước:

  • Nhà trai xuất phát đến nhà gái

Sau khi đã chuẩn bị chu đáo lễ vật thì nhà trai sẽ báo với nhà gái thời gian đến để nhà gái chuẩn bị. Nhà trai sẽ đến đúng vào giờ tốt nhất mà cả hai gia đình đã thống nhất.

  • Hai gia đình chào hỏi và trao lễ vật

Khi chuẩn bị đến giờ lành, đoàn đại diện nhà trai theo thứ tự là ông bà. Hoặc bậc cao niên đại diện gia đình, cha mẹ, chú rể, đội bưng quả cùng các thành viên gia đình sẽ tiến vào nhà gái.

Ý nghĩ của lễ ăn hỏi trong truyền thống người Việt 2024

Hai bên gia đình trao lễ vật

Gia đình cô dâu tương lai với các vị đại diện tương ứng sẽ ra đón chào nhà trai. Sau khi đại diện 2 gia đình chào hỏi, đội bưng mâm quả nhà trai sẽ trao lễ vật cho phía nhà gái.

  • Nhà trai và nhà gái cùng trò chuyện

Sau khi hoàn tất màn trao quả, đại diện nhà gái mời nhà trai vào dùng nước. Và giới thiệu những người đại diện của hai gia đình. Vị đại diện nhà trai sẽ trình bày lý do đến nhà gái, giới thiệu lễ vật.

Đại diện nhà gái nói lời cảm ơn và nhận lễ. Sau đó mẹ cô dâu, mẹ chú rể cùng mở các tráp lễ trước sự chứng kiến của hai gia đình.

  • Cô dâu ra mắt gia đình nhà trai

Sau khi hoàn tất các bước trên thì cô dâu mới được phép xuất hiện. Cha mẹ cô dâu sẽ đưa con gái ra mắt hai họ. Hoặc cho phép chú rể vào trong đón cô dâu ra chào hỏi. Sau khi cả hai bước ra thì cô dâu, chú rể phải rót trà mời đại diện hai gia đình.

Ý nghĩ của lễ ăn hỏi trong truyền thống người Việt 2024

Cô dâu rót trà mời người lớn

  • Thắp hương bàn thờ tổ tiên

Sau phần ra mắt và mời trà của cô dâu. Mẹ cô dâu sẽ chọn một số lễ vật trong mâm ngũ quả, cùng lễ dâng lên bàn thờ gia tiên. Đôi uyên ương tiến hành lễ khấn gia tiên trước bàn thờ nhà gái để cầu tổ tiên chứng giám, phù hộ.

  • Hai nhà bàn bạc về lễ cưới

Nghi thức thắp hương ở bàn thờ gia tiên đã xong. Hai gia đình sẽ ngồi cùng nhau bàn bạc về ngày, giờ lành để tiến hành lễ rước dâu, lễ cưới. Cô dâu chú rể sau khi mời nước các bậc cao niên thì có thể ra ngoài chụp hình cùng người thân, bạn bè.

  • Nhà gái lại quả và kết thúc buổi lễ

Nhà gái sẽ lại quả lễ vật cho nhà trai. Lưu ý là tất cả mọi lễ vật đều phải chia, tách bằng tay, tuyệt đối không dùng dao, kéo (mang điềm không tốt cho cuộc hôn nhân của đôi trẻ). Mâm quả khi được trả lại cho nhà trai phải để ngửa nắp.

Hai đội bưng mâm quả sẽ trao phong bao lì xì trả duyên cho nhau. Trị giá các phong bao do nhà gái và nhà trai chuẩn bị trước.

Nhà trai nhận lại mâm lễ vật và xin phép ra về, kết thúc lễ ăn hỏi. Sau đó, nhà gái có thể mời nhà trai ở lại dùng bữa cơm thân mật, việc này tùy thuộc hai gia đình.

Lễ vật trong lễ ăn hỏi có những gì?

Lễ vật trong tráp chính là một trong những vật phẩm mà nhà trai phải mất khá nhiều thời gian để chuẩn bị, bao gồm: 

Ý nghĩ của lễ ăn hỏi trong truyền thống người Việt 2024
Ý nghĩ của lễ ăn hỏi trong truyền thống người Việt 2024
  1. Tráp trầu cau
  2. Tráp rượu và thuốc lá
  3. Tráp hoa quả đẹp
  4. Tráp bánh cốm
  5. Tráp bánh phu thê
  6. Tráp chè
  7. Tráp mứt sen

Đây có thể nói là món quà nhỏ để thêm phần gắn kết giữa hai bên gia đình. Và cũng chính là lời chúc phúc cho cô dâu chú rể trăm năm vẹn tròn. Sống với nhau đên khi đầu bạc răng long.

Dựng vợ, gã chồng là một trong những việc quan trọng nhất của đời người. Nên cần được chuẩn bị chu đáo và cẩn thận. Đủ lễ sẽ thì hạnh phúc sẽ đủ đầy đến trăm năm. Hy vọng thông tin mà bài viết cung cấp .Sẽ giúp cho đọc giả hiểu hơn về vấn đề cưới hỏi cũng như ý nghĩa của lễ ăn hỏi trước khi đôi uyên ương bắt đầu chung sống với nhau. Xổ số miền nam -XSMN chúc các bạn may mắn.