Ý nghĩa đặc biệt của cây Nguyệt Quế mới nhất 2024

Lỗi dữ liệu chưa cập nhật ...

Từ rất lâu thì vòng Nguyệt Quế đã có ý nghĩa tượng trưng cho sự vinh quang và chiến thắng của con người. Và ngoài ý nghĩa này ra thì cây Nguyệt Quế còn có ý nghĩa gì thì xin mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay nhé!

Giới thiệu về cây Nguyệt Quế

Nguồn gốc thật sự của loài cây này là đến từ đất nước Hy Lạp và có tên khoa học là Laurus Nobilis. Ở những nước châu Á nhiệt đới thì Nguyệt Quế mọc nhiều tại những khu rừng. Cũng như tập trung nhiều nhất chính là khu vực ven sông, ven suối. 

Với người dân Việt thì dường như đã quá quen thuộc với loài cây này. Thể hiện qua việc cây có rất nhiều tên gọi khác nhau như  Nguyệt Quới, Nguyệt Quất hay là Cửu Lý Hương. 

Ý nghĩa đặc biệt của cây Nguyệt Quế mới nhất 2024

Cây Nguyệt Quế có hoa trắng

Nguyệt Quế chính là giống cây bonsai

Nguyệt Quế chính là giống cây bonsai thuộc họ cam. Nên nó cũng mang trong mình nhiều nét tương đồng với hoa bưởi, hoa cam hay hoa quýt. Là loài thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 2 đến 6m, thân của cây khi non sẽ có màu xanh. Càng về già thì sẽ chuyển sang màu nâu và xám nhẵn bóng. Vì thế nhiều người dễ nhầm giữa cây nguyệt quế với thân của cây bưởi. 

Mỗi hoa Nguyệt Quế sẽ có 5 đài màu xanh với 5 cánh màu trắng. Hoa mang sắc trắng tinh khôi, đôi khi có màu vàng nhạt với hương thơm nồng nàn. Khiến ai cũng nhớ nhung khi một lần ngửi qua. Thông thường hoa Nguyệt Quế sẽ xuất hiện sau những trận mưa lớn và rộ nhất là vào khoảng cuối đông đầu xuân. 

Ý nghĩa đặc biệt của cây Nguyệt Quế mới nhất 2024

Cây Nguyệt Quế có hoa vàng

Hiện nay trên thị trường có 3 loại nguyệt quế bao gồm: Nguyệt Quế Lá Lớn, Nguyệt Quế Lá Nhỏ, Nguyệt Quế Lá Nhỏ Thân Xoăn. Và loại Nguyệt Quế lá nhỏ thân xoăn được ưu chuộng nhiều hơn cả. Vì nó có tác dụng mang đến giá trị thẩm mỹ và kinh tế nhiều nhất.

Ý nghĩa cây nguyệt quế trong phong thủy

Từ rất lâu trên thế giới thì mọi người đã xem cây Nguyệt Quế chính là một trong những cây phong thủy may mắn. Giúp người sở hữu có được thành công và thuận lợi hơn trong công việc. Chúng ta có thể thấy hình ảnh của cây thường xuất hiện ở các trận đấu Olympic hay Pthia người Hy Lạp. Người chiến thắng chính là người sẽ được đội vòng Nguyệt Quế lên đầu. 

Ý nghĩa đặc biệt của cây Nguyệt Quế mới nhất 2024

Vòng hoa Nguyệt Quế

Ngoài ra, ở Châu Á và Việt Nam thì cây Nguyệt Quế còn có công dụng trong việc xua đuổi tà ma. Xua đuổi những điềm xấu trong cuộc sống. Vì thế cây rất được ưa chuộng trồng ở những khoảng sân trước nhà hay bên bờ rào. Để vận xấu nhìn thấy mà tránh xa không dám đến gia đình để quấy phá. 

Nguyệt quế chính là vẻ đẹp của sự may mắn, thành công và thuận lợi trong học tập và làm việc của con người.

Cây nguyệt quế hợp với mệnh gì, tuổi gì?

Cây Nguyệt Quế thích hợp làm cây cảnh cho người tuổi Thân. Bởi cây nguyệt quế vốn là loại cây thân gỗ nhỏ, dáng đẹp. Hoa nguyệt quế lớn, có màu vàng nhạt, thơm hợp mệnh cho người tuổi Thân. 

Ý nghĩa đặc biệt của cây Nguyệt Quế mới nhất 2024

Cây Nguyệt Quế khi trưởng thành

Người tuổi Thân trồng cây Nguyệt Quế như được tiếp thêm sức mạnh. Vươn đến đỉnh cao để thành công trong cuộc sống. Cây Nguyệt Quế còn mang ý nghĩa như là một lời khuyên gia chủ đừng mãi đắm chìm vào trong chiến thắng của bản thân. Mà hãy lấy đó làm động lực để không ngừng vươn lên, đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong cuộc sống. 

Cây nguyệt quế mang vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ lòng người chứ không quá rực rỡ, phô trương. Những người làm ăn kinh doanh, nhất là người tuổi Thân rất thích loài hoa này. Nó là biểu trưng cho sự chiến thắng, công thành danh toại, may mắn và tài lộc.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây nguyệt quế trong nhà

Để trồng được cây Nguyệt Quế không dễ nhưng cũng không quá khó. Và các bạn cần lưu ý một số đặc điểm sau:

Cách trồng cây Nguyệt Quế

  • Có nhiều phương pháp để trồng cây Nguyệt Quế như gieo hạt, chiết cành, ghép mắt, giâm cành. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp được sử dụng nhiều nhất là ghép mắt. 

Nên chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, chọn cành bánh tẻ không quá già, ra hoa được 1 – 2 lần, ốc ghép phải mọc thẳng, không bị dị dạng, không sâu bệnh, không để mắt ghép bị bẩn, bầm dập.

  • Nhiệt độ thích hợp để cây sống và phát triển là 13 – 39 độ C, nhiệt độ lý tưởng là 23 – 29 độ C. Cây kém chịu đựng nếu nhiệt độ xuống thấp. Với mức nhiệt độ dưới 13 độ, cây sẽ ngừng sinh trưởng. 
  • Để cây phát triển tốt, bạn nên chọn loại đất thịt pha, thoát nước tốt và màu mỡ. Có độ pH từ 5 – 7. Công thức đất trộn trồng cây thường là đất phù sa + xơ dừa + mùn trấu + phân chuồng theo tỉ lệ 2:1:1:1.

Chăm sóc cây Nguyệt Quế

  • Cần bón phân cho cây theo chu kỳ 1 – 2 tháng/lần. Cây cần phân Kali trong thời kỳ phát triển để đảm bảo cho cây cứng cáp, khỏe mạnh.
  • Cây cần nhu cầu nước cao, ưa sống trong môi trường có độ ẩm cao. Nên phải đảm bảo luôn cung cấp đủ nước cho cây.
  • Cây ưa ánh sáng nhẹ, cường độ ánh sáng không quá cao. Thích hợp nhất là ánh sáng vào buổi sáng và chiều tối.
  • Cần tiến hành cắt tỉa cho cây thường xuyên 1 tháng/lần vào mùa mưa và 2 tháng/lần vào mùa khô.

Cây Nguyệt Quế vừa là cây cảnh vừa là cây phong thủy rất được mọi người ưa chuộng hiện nay. Hy vọng qua bài viết này thì bạn đọc sẽ hiểu thêm về cây Nguyệt Quế cũng như tự trồng cho mình một chậu Nguyệt Quế thật đẹp nhé! Xổ số miền nam -XSMN chúc các bạn may mắn.